VUI TẾT NGUYÊN TIÊU - ĐINH DẬU 2017

   Tết Nguyên Tiêu là ngày Thượng nguyên tại Việt Nam. Đây là lễ hội được mọi người đón nhận và hưởng ứng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó trường trung học cơ sở Lý Tự Trọng cũng đón Tết Nguyên Tiêu với học sinh toàn trường.

    Buổi lễ được tổ chức ở hội trường vì trời mưa nên sân còn ướt. Thế nhưng không vì trời mưa mà mọi người không tham gia, ngược lại mọi người hưởng ứng rất đông và nhiệt tình. Không khí của lễ hội đã lan khắp hội trường, trên gương mặt của các bạn ai nấy đều thể hiện sự hân hoan, niềm vui tươi khi Tết Nguyên Tiêu đã đến.

     Mở đầu buổi lễ với các tiết mục văn nghệ, cô Đoan Thục với tiết mục Tìm Trăng, cô Thanh Thúy với bài hát Ngày Mới... Những bài hát này đều có giai điệu tươi vui, lời ca trong trẻo, mượt mà hòa cùng không khí của lễ hội thêm tươi vui và sinh động hơn.

     Bên cạnh những bài hát hay với giọng ca trong trẻo, mượt mà của các cô thì những nhà nhiếp ảnh tương lai đang chụp những bức hình sinh động nhất, rõ nét nhất để ghi lại những giây phút tuyệt vời của Tết Nguyên Tiêu. Với chiếc máy ảnh và đôi mắt thẩm mĩ, các bạn đã tạo nên những bức tranh thật đẹp. Làm cho buổi lễ như hiện ra trước mắt họ.
     Sau tiết mục văn nghệ, cô Tâm Hiền - hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu ý kiến và khai mạc buổi lễ cùng với tiếng vỗ tay, reo hò của các bạn học sinh.Cô nói như gợi lại Tết Nguyên Tiêu ngày xưa, giờ đây nó được tái hiện lại tại trường Lý Tự Trọng.

     Buổi lễ đã được khai mạc, các phần thi đã bắt đầu. Thi viết thư pháp được tổ chức ở hội trường. Tết Nguyên Tiêu thì không thể thiếu ông đồ. Những học sinh của trường trung học cơ sở Lý Tự Trọng đã hóa thân thành ông đồ ngày xưa với áo dài màu đen, màu đỏ cùng với đầu đội khăn đóng. Có chiếu, có cọ viết, giấy đỏ, tất cả đã làm nên một bức tranh thật đẹp. Phần nào tái hiện lại được khung cảnh ngày xưa, giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về ngày Tết này.

    Bên cạnh viết thư pháp, các phần thi khác như đọc thơ, làm hoa cũng được thi rất háo hức. Làm hoa, đây là cuộc thi nhằm thể hiện sự khéo léo của người con gái qua những bông hoa mà họ làm. Với giấy nhún, lọ hoa, các bạn đã làm nên một lọ hoa thật đẹp. 


    Buổi lễ đã kết thúc với những bức thư pháp được viết, những lọ hoa được làm khéo léo. Qua buổi sinh hoạt hôm nay, đã để lại những ấn tượng hết sức ý nghĩa về nét đẹp của lễ hội Tết Nguyên Tiêu giúp chúng em gần gũi nhau hơn, hiểu thêm về nét đẹp truyền thống này, tình yêu quê hương đất nước. 

ĐÓN ĐOÀN THỰC TẬP SƯ PHẠM







TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG TỔ CHỨC SƠ KẾT VÀ TRAO HỌC BỖNG TSĐT CHO CÁC EM HỌC SINH

Ngày đăng: 23/01/2017 - Thứ Hai
       Hôm nay, thứ Hai ngày 23 tháng 1 năm 2017, Trường THCS Lý Tự Trọng- Tam Kỳ tổ chức sơ kết học kỳ I và trao học bổng Tiếp sức đến trường cho các em học sinh  vượt khó vươn lên trong học tập của học kỳ I năm học 2016-2017.Thành phần buổi sơ kết, có ông Phạm Thăng Long- Đại diện CMHS tham dự, cùng với sự có mặt đông đủ của tất cả quý thầy cô giáo là CB-GV-NV trong HĐSP và các em học sinh toàn trường.
        Chương trình sơ kết học kỳ I gồm có: Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền - Phó trưởng PGD&ĐT- kiêm Hiệu trưởng báo cáo đánh giá kết quả học tập tập của các em học sinh toàn trường trong HK I vừa qua; sau đó là phần phát thưởng cho các tập thể lớp và các cá nhân học sinh đạt thành tích cao về chất lượng học tập, hay các môn văn hóa cũng như các môn thi trên internet như: IOE, Violimpic Toán bằng Tiếng Anh, Violimpic Toán bằng Tiếng Việt , Violimpic vật lý,v.v...Đặc biệt, trong buổi sơ kết nhà trường  đã trao 63 suất học bổng tiếp sức đến trường cho các em hs vượt khó, tiến bộ với tổng trị giá gần 16 triệu đồng.
           Buổi sơ kết đã thành công tốt đẹp và là nguồn động viên, khích lệ tinh thần làm động lực cho các em cố gắng vươn lên để đạt thành tích cao hơn trong học kỳ II này.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi sơ kết

Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền - HT đánh giá kết quả học tập HK I của học sinh toàn trường Quý thầy cô giáo trong Ban lãnh đạo nhà trường trao phần thưởng cho cá nhân hs




TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG PHÁT QUÀ TẾT CHO HỌC SINH NGHÈO, KHÓ KHĂN

Ngày đăng: 17/01/2017 - Thứ Ba

Sáng nay ngày 16/01/2017, Trường THCS Lý Tự Trọng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đại diện Công ty CP kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh, quận 1, TP. HCM trao hơn 1000 cuốn vở cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo khó khăn của nhà trường. Đồng thời Hội chữ thập đỏ nhà trường đã trao 64 xuất quà Tết cho học sinh khó khăn với tổng trị giá 32 triệu đồng. Với những phần quà này sẽ giúp cho bản thân và gia đình của các bạn thêm một chút ấm áp hơn trong dịp Tết đến, xuân về.






 

NGÀY HỌC SINH - SINH VIÊN VIỆT NAM

Ngày đăng: 07/01/2017 - Thứ Ba




Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chúng “ độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc. Tại Saì Gòn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức : biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, đòi công ăn việc làm. Học sinh, sinh viên bãi trường, bãi khóa liên miên.

Ngày 09/01/1950, Đoàn Thanh Niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường Pétrus Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, trường Đại học Y Dược, Pháp Lý, các trường chuyên nghiệp vô tuyến điện, công chính, kỹ thuật, khoa học,… cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt – trong đó có Ban lãnh đạo học sinh cứu quốc Sài Gòn. Đoàn biểu tình kéo đến Nha học chính và Dinh thủ hiến bù nhìn đưa yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương ra đàn áp dã man đoàn biểu tình. Thái độ đó đã làm đám đông phẫn nộ, bùng nổ cuộc xung đột. Những người biểu tình dùng mọi thứ vũ khí có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu Phi và công an Bình Xuyên. Trần Văn Ơn, người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã bị bọn chúng giết hại trong cuộc xung đột đó.

Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù.

Bài điếu văn trong buổi lễ tang có câu :

Ai chết vinh buồn chăng ?
Ai sống nhục thẹn chăng?

Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước, thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xông lên phía trước.

Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ địa Việt Bắc đã lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành bất diệt.


CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2017

Ngày đăng: 01/01/2017 - Chủ Nhật

SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH

Ngày đăng: 23/12/2016 - Thứ Sáu


Vào 14 giờ ngày 22/12/2016, tổ Tiếng Anh tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh lần 2. Nội dung trong buổi sinh hoạt lần này là thi Rung chuông Vàng. Sau gần 2 giờ đồng hồ buổi sinh hoạt đã mang lại rất nhiểu niềm vui và hữu ích.








LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12

Ngày đăng: 16/12/2016 - Thứ Sáu

     Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..."
Ảnh minh họa

     Ngày 22-12-1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

     Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch-Tình báo, đồng chí Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo.

     Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, Cứu quốc quân,... là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi. Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân.

     Chấp hành chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu”, ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (17 giờ chiều 25-12-1944) và sáng hôm sau (7 giờ ngày 26-12-1944) đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt gọn 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

     Hai trận đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần thắng lợi đã mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

     Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành. Ngày 22-12-1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội của dân, do dân, vì dân; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc.

     Lịch sử chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của quân đội ta gắn liền với lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Một đội quân được Đảng và Bác Hồ rèn luyện, đã từng là những đội tự vệ đỏ trong cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, đội du kích Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ, Cao Bắc Lạng, Cứu quốc quân đến Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Một đội quân lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đã nối tiếp nhau bao thế hệ cầm súng chiến đấu, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược hung bạo, giành lại độc lập thống nhất và bảo vệ vững chắc bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam XHCN và làm tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang đối với cách mạng hai nước Lào và Cam-pu-chia anh em.

     Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự,... được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, cơ sở đơn vị...

     Những hoạt động của ngày hội như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 71 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tham gia xây dựng kinh tế đất nước và thực hiện tốt hơn chức năng làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.



SINH HOẠT KỶ NIỆM CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12

Ngày đăng: 13/12/2016 - Thứ Ba

Sáng ngày 12/12/2016 Liên đội THCS Lý Tự Trọng tổ chức ngoại khóa sinh hoạt kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân Đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2016). Đến dự buổi ngoại khóa ngoài các thầy cô trong Ban giám hiệu, các thầy cô giáo là GVCN và toàn thể HS nhà trường còn có các chú là cán bộ chiến sĩ Đồn Biên Phòng Tam Thanh – Đơn vị kết nghĩa. Qua buổi sinh hoạt chúng em càng hiểu thêm về ý nghĩa ngày 22/12.







VẬN ĐỘNG ỦNG HỘ QUẦN ÁO CHO HỌC SINH NAM TRÀ MY

Ngày đăng: 29/11/2016 - Thứ Ba

Sáng ngày 28/11/2016 trong giờ chào cờ, Liên đội THCS, Chi đoàn Trường THCS Lý Tự Trọng phối kết hợp với Chi đoàn Công An Tỉnh Quảng Nam vận động quyên góp quần áo cũ cho học sinh Nam Trà My. 








NGOẠI KHÓA GIỚI THIỆU SÁCH VÀ SƠ KẾT PHÁT THƯỞNG ĐUA ĐỢT 1

Ngày đăng: 22/11/2016 - Thứ Ba

Sáng ngày 21/11/ 2016 vào tiết chào cờ, Bộ phận Thư viện - Tổ Ngữ Văn, trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức ngoại khóa, tuyên truyền, giới thiệu sách và sơ kết phát thưởng thi đua đợt 1 nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam. Tập thể lớp 9/6 chúng em cũng đã tham gia sôi động, nhiệt huyết một số phong trào mà nhà trường đã đề ra.
 
 
Lớp 9/6 đạt giải Khuyến Khích hội thi Dân vũ
 
 
Bạn Lê Bảo Hiệp đạt vô địch điểm 10
 
 
Cô Thủy, đảm nhiệm bộ phận Thư viện đang giới thiệu sách
 

TỔ CHỨC SINH HOẠT KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 – 20/11/2016)

Ngày đăng: 20/11/2016 - Chủ Nhật

Chiều ngày 19/11 Ban ĐDCMHS và Trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức  sinh hoạt kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2016). Đến dự buổi sinh hoạt Lãnh đạo Phòng, Địa phương, Đại diện BĐDCMHS, GV nguyên là GV của trường đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, tập thể HĐSP nhà trường và Đại diện HS. Buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí rất ấm áp và có ý nghĩa.
Một số hình ảnh của buổi sinh hoạt







CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Ngày đăng: 16/11/2016 - Thứ Hai


Vào ngày 20/11, các thế hệ học sinh trên cả nước thường tặng hoa và quà chúc mừng các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Nguồn gốc của ngày lễ hiến chương nhà giáo Việt Nam

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương. 



Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.

Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

VUI TRUNG THU

Ngày đăng: 15/09/2016 - Thứ Năm

Chiều ngày 15/9/2016 (Nhằm ngày Rằm tháng Tám Âm lịch) Trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức Vui Tết Trung Thu cho học sinh toàn trường.Buổi sinh hoạt Vui Tết Trung Thu diễn ra tại sân trường đã đem lại nhiều niềm vui và thú vị cho tất cả các bạn học sinh nhân ngày Tết Trung thu năm nay.
Một số hình ảnh vui trung thu của học sinh trường THCS Lý Tự Trọng